Điện nước là một hợp phần quan trọng trong tổng thể một ngôi nhà hoặc công trình. Bài viết chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình thi công, lắp đặt điện nước của đội thợ thi công điện nước tại công ty SuaChuaDienNuoc.net. Những kinh nghiệm thiết kế thi công điện nước nhà ở dưới đây có thể áp dụng cho tất cả các công trình dân dụng như nhà ở, chung cư, văn phòng…Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở dưới bài viết sau đây nhé!
Tại sao phải có thiết kế trong việc lắp đặt điện nước?
Nếu chỉ yêu cầu là vặn
vòi có nước chảy, bật điện có ánh sáng thì đúng là không cần thiết kế. Nhưng để
có một hệ thống tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm thì cần phải
có thiết kế.
Ngoài ra, phần kỹ thuật
điện nước có liên hệ chặt chẽ với các phần khác của công trình như kết cấu, kiến
trúc, nội thất, phong thuỷ,….Nên thiết kế càng quan trọng, để có thể kết nối với
các hạng mục khác trong công trình.
Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân trong nhà chuẩn và tiện lợi nhất
Các kinh nghiệm thiết kế
điện nước nhà dân trong nhà ở bạn nên biết sau đây:
1. Thiết kế hệ thống điện
Yêu cầu đầu tiên khi
thiết kế hệ thống điện là phải tuyệt đối an toàn. Sau đó chúng ta mới tính đến
các yếu tố khác như thẩm mỹ, kinh tế, đơn giản và sự tiện nghi. Dù là nhà mới
hay cũ thì bạn cũng nên sử dụng các thiết bị điện mới. Ngoài ra, có thể bố trí
các đường đi dây điện độc lập cho một số thiết bị như: bình nóng lạnh; điều
hòa; hệ thống ổ cắm; hệ thống đèn;…
Bạn
cần chú ý những điều sau khi thiết kế điện trong nhà:
- Các đường dây cấp điện
theo trục đứng thì nên đặt dọc theo cầu thang hoặc hộp kỹ thuật, không nên cho
dây đi qua các phòng.
- Dây điện qua móng, tường,
sàn… phải đặt trong ống cách điện và ống phải đặt dốc, dễ thoát nước, tránh ứ đọng
nước.
- Không đặt dây điện ở
những nơi phải khoan, đóng đinh; hạn chế để các đường điện giao cắt nhau
- Dây điện cần cách điện
tốt; đặt trong ống gen nhựa PVC nếu đặt âm tường.
- Ổ cắm điện cần cao
hơn 1.5m so với mặt sàn. Nếu ở cắm đặt trong hốc thì chỉ cần cao hơn 0.4m so với
sàn. Cần đặt ổ cắm xa các bộ phận kim loại ít nhất 0.5m.
- Công tắc điện điều
khiển đèn cần cao hơn sàn ít nhất 1.5m; không nên đặt công tắc gần những nơi có
nước như nhà tắm; chỗ giặt;…
- Cân đặt thiết bị bảo
vệ và điều khiển cho từng tầng hoặc cả nhà; các bảng điện cần đặt nơi thuận tiện,
dễ sử dụng.
Bản
vẽ cáp điện
- Sơ đồ nguyên lý phân
phối điện.
- Mặt bằng cấp điện các
tầng nhà.
- Mặt bằng chiếu sáng
các tầng nhà.
- Mật bằng cấp điện các
tầng nhà.
- Mặt bằng hệ thống điện
nhẹ.
- Thống kê vật tư cần
dùng.
2. Thiết kế hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước là hệ
thống không thể thiếu trong một công trình. Khi xây dựng hệ thống này, bạn cần
lưu ý những nguyên tắc sau:
- Đường ống nước nối đến
các thiết bị cấp nước phải ngắn nhất.
- Các đường ống nước đứng
thẳng thường sẽ đựng trọng hộp kỹ thuật gần với các thiết bị cần dùng nước. Với
các đường ống ngang sẽ lắp trong tường. Chính vì thế ống này phải là loại tốt,
có mối nối khít.
- Lắp đặt đường ống cấp
nước phải thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng
- Không đặt đường ống
trong phòng ở; mỗi đường ống hoặc nhánh không dùng chung cho quá 5 thiết bị sử
dụng nước.
Bản
vẽ cấp nước bao gồm
- Sơ đồ hệ thống cấp nước
toàn nhà.
- Mặt bằng cấp nước các
tầng nhà.
- Thống kê vật liệu cấp
nước cần dùng.
3. Thiết kế hệ thống thoát nước gia đình
Hệ thống cấp nước phải
đi liền với hệ thống thoát nước. Do đó, khi thiết kế hệ thống thoát nước bạn cần
nhớ các nguyên tắc sau:
- Đường ống phải đủ độ
lớn để đảm bảo nước thoát thuận lợi.
- Hệ thống thoát nước
phải chia thành 2 loại là thoát nước nhà vệ sinh và thoát nước nhà bếp.
Các
bản vẽ thoát nước bao gồm
- Sơ đồ thoát nước toàn
nhà, các khu vệ sinh (hướng thoát nước ra ngoài nhà).
- Mặt bằng thoát nước
các tầng nhà.
- Thống kê vật liệu
thoát nưởc cần dùng.
4. Nguyên tắc lắp đặt hệ thống chống sét và nối đất trong thiết kế điện nước nhà dân
- Đất lấp bộ phận nối đất
phải tơi mịn, không lẫn sỏi, đá, gạch vỡ, rác,…
- Khoảng cách giữa 2 kẹp
định vị cáp thoát sét là 1,5m
- Tại cao độ 1,5m so với
cốt -0,75 phải đặt hộp kiểm tra tiếp địa
- Khoảng cách an toàn
giữa bộ phận nối đất với cáp điện, ống nước hoàn toàn tuân thủ theo quy định
trong tiêu chuẩn chống sét hiện hành 20TCN 46-84
- Trước khi thi công đến
phần trát tường thì tiến hành đặt cố định cáp thoát sét và hộp kiểm tra
- Sau khi thi công xong
hệ thống nối đất chống sét, nối đất an toàn điện cần phải đo kiểm tra điện trở
nối đất (RND). Không vượt quá trị số 10Ω
đối với nối đất chống sét và 4Ω đối với nối đất an toàn điện
5. Các chú ý cần quan tâm
Khi thiết kế cần tận dụng
những công nghệ mới: lắp đặt thiết bị bảo vệ tự động, công tắc điều kiện từ xa,
ổ cắm da năng, dây dẫn chống cháy,,…
Nếu có điều kiện, nên bố
trí các đường điện độc lập cho:
- Các thiết bị tiêu hao
nhiều điện năng: bình nước nóng, máy diều hòa, máy bơm, tủ lạnh
- Hệ thống ổ cắm
- Hệ thống đèn.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế điện nước và thi công lắp đặt
Khi thiết kế điện nước
cho gia đình, bạn cần lưu ý những điều sau:
1. Bao quát tổng thể và xem xét nhu cầu sử dụng
Đây được coi là yếu tố
tiên quyết để có thể lắp đặt, thiết kế điện nước cho mọi căn nhà. Hiểu được nhu
cầu sử dụng của gia đình sẽ giúp bạn lắp đặt và thiết kế một cách phù hợp và
đúng đắn. Bạn cần ưu tiên những vật dụng thiết yếu, sau đó mới tính đến những
thiết bị không quá quan trọng khác.
Thêm vào đó, hãy tính
phương án dự trù cho mọi hệ thống khi lắp đặt. Bởi, bất cứ thiết bị nào sau khi
sử dụng cũng sẽ có trục trặc. Do đó, bạn cần tính toán một cách kỹ lưỡng đến đảm
bảo thiết bị điện nước được lắp đặt đầy đủ, tiện lợi khi sử dụng và có thể dễ
dàng sửa chữa, bảo dưỡng khi cần thiết.
2. Cần chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật
Nếu căn nhà của bạn nhỏ
và chỉ cần có những thiết bị cơ bản nhất như ổ điện, đường nước trong nhà tắm
thì làm 1 bản thiết kế có thể không quá cần thiết. Tuy nhiên, nếu cần trang trí
cầu kỳ với hệ thống điện nước đòi hỏi cao thì bản vẽ kỹ thuật là rất cần thiết.
So với bản vẽ thiết kế
nhà thì bản vẽ thiết kế điện nước có vai trò quan trọng gấp đôi, thậm chí gấp
3. Bởi khi có bản vẽ, bạn sẽ dễ dàng tính toán được các thiết bị, vị trí đặt
sao cho phù hợp với kết cấu ngôi nhà nhất; mang lại sự tiện nghi khi sử dụng; đảm
bảo tính thẩm mỹ và hài hòa với nội thất.
Thêm vào đó, bản thiết
kế sẽ giúp bạn đánh giá được năng lực chịu tải của đường điện để có được những
tính toán phù hợp nhất. Từ đó, đảm bảo an toàn khi sử dụng cho mọi thiết bị
trong nhà, không gây lãng phí.
3. Đồng bộ trong thiết kế và thi công
Rất nhiều trường hợp
“thiết kế một đằng, thi công một nẻo”. Điều này gây khó khăn khi sửa chữa, thậm
chí xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Do đó, đồng bộ trong thiết kế và thi công
là giải pháp tốt nhất và cần phải làm để đảm bảo an toàn và tiết kiệm cho chính
bạn và gia đình.
4. Lựa chọn trang thiết bị theo nhu cầu và phù hợp
Các thiết bị điện nước
thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề về kỹ thuật. Nó quy định rõ ràng
về công suất, sức tải, định mức, cách lắp đặt và các điều kiện phù hợp. Tuy
nhiên, nhiều người lại khá chủ quan về vấn đề này. Bạn cần lựa chọn thiết bị
phù hợp để đảm bảo an toàn, thuận tiện trong khi sử dụng. Đồng thời, các thiết
bị cần đảm bảo thẩm mỹ cũng như tổng thể thiết kế chung.
Các lưu ý trong quy trình thi công điện dân dụng
Chúng ta cùng tìm hiểu
quy trình và biện pháp thi công hệ thống cơ điện cho văn phòng, gia đình trước. Ở phần này, chúng ta sẽ đi sâu và tập trung vào phần thi công mảng điện và nước.
Trong phần điện, tổ thi công sẽ tiến
hành từng bước thứ tự như sau:
- Lắp đặt các đường ống
bảo vệ: cho phần dây cáp điện âm tường, đường ống ngầm chạy dưới lòng đất, máng
cáp trunking, thang cáp (tray cable, ladder cable…), các ống điện nổi…
- Lắp đặt cáp điện: trực
tiếp vào hệ thống đường ống nói trên.
- Lắp đặt tủ điện, bảng
điện: thường là tủ điện, bảng điện tổng dẫn vào từng tầng và từng phòng.
- Lắp đặt các thiết bị
điện: các loại thiết bị điện và máy móc dùng điện như công tắc đèn, ổ cắm điện,
các vật dụng điện tử như tivi, quạt trần, bếp từ, máy rửa bát, quạt trần đẹp, hệ
thống đèn chiều sáng…
- Thực hiện công tác đấu
nối: kiểm tra, nghiệm thu các mối nối, đấu nối điện, thử nghiệm và kiểm tra khả
năng vận hành.
Quy trình thi công điện nước chuẩn
– Bước 1: Khảo sát tận
nơi qua đó nắm rõ được địa hình nơi cần lắp đặt điện nước. Từ đó có thể đưa ra
những phương pháp thi công phù hợp.
– Bước 2: Lên bản vẽ. Dựa
vào những thông tin mà bạn khảo sát trước đó, lên bản thiết kế thi công điện nước
để khách hàng có thể tham khảo. Sau khi khách hàng đồng ý với bản vẽ, bạn sẽ tiến
hành việc thi công, lắp đặt.
– Bước 3: Thi công lắp
đặt hệ thống điện nước. Sau khi thỏa thuận, thống nhất với khách hàng về bản
thiết kế cũng như giá cả. Bạn có thể tiến hành thi công lắp đặt hệ thống điện
nước theo bảng vẽ đã thiết kế trước đó. Đây là một khâu vô cùng quan trọng vì
thế yêu cầu cần thợ lắp đặt là những người có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều
năm trong lĩnh vực thi công điện nước.
– Bước 4: Kiểm tra và
bàn giao lại cho khách hàng. Sau khi đã thi công xong hệ thống điện nước, bạn
hãy kiểm tra lại một lần nữa về độ an toàn và hoạt động của hệ thống. Đảm bảo
khi khách hàng sử dụng sẽ không xảy ra những sự cố ngoài ý muốn. Nếu hệ thống
điện nước hoạt động trơn tru, an toàn bạn có thể bàn giao lại cho khách hàng và
kết thúc hợp đồng.